Hiện nay, hầu hết các cơ quan, đơn vị, tổ chức trực thuộc Nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân đều đang sử dụng hệ thống mạng để làm việc và giao tiếp với nhau. Hệ thống mạng lại được xây dựng trên cơ sở hạ tầng mạng. Vậy những điều gì về hạ tầng mạng chúng ta cần quan tâm và xây dựng hạ tầng mạng thế nào để đảm bảo hoạt động doanh nghiệp ổn định, tăng trưởng tốt? Cùng RVC giải đáp qua bài viết sau đây.
Hạ tầng mạng trong doanh nghiệp
Cho đến thời điểm hiện tại thì hầu hết các cơ quan, tổ chức đều đang sử dụng một trong những hệ thống mạng sau: LAN, MAN và WAN.
Hạ tầng mạng là tập hợp tất cả cá thiết bị có chức năng định tuyến, chuyển mạch hay xử lý đa dịch vụ. Chúng được kết nối với nhau để tạo ra, duy trì và bảo đảm cho các loại hệ thống mạng được kể ở trên (LAN, MAN, WAN) hoạt động ổn định và nhanh chóng.
Một tổ chức hoặc doanh nghiệp bất kỳ muốn hệ thống mạng hoạt động trơn tru và hiệu quả thì phải đầu tư xây dựng hạ tầng mạng tốt. Ngược lại nếu hạ tầng mạng được xây dựng không tốt thì rất dễ dẫn đến việc hệ thống mạng gặp sự cố hoặc tín hiệu quả thấp và gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến tổ chức hoặc doanh nghiệp đó.
Những lợi ích khi xây dựng hạ tầng mạng hiệu quả
Xây dựng kết nối đa dạng
Hạ tầng mạng sẽ xây dựng kết nối đa dạng giúp cho hoạt động của các ứng dụng ngày càng trở nên phổ biến và chuyên nghiệp hơn từ các ứng dụng cơ bản như: các phần mềm nghiệp vụ hay email, web…đến các ứng dụng chuyên nghiệp khác như: Voice, Video, Video Conferencing, Data backup …Để làm được việc này thì hạ tầng mạng cần phải chú trọng cao hơn về băng thông hay chất lượng dịch vụ.
Hỗ trợ xây dựng trung tâm dữ liệu
Hạ tầng mạng cũng có thể giúp cho doanh nghiệp có được một trung tâm dữ liệu có chất lượng tốt đáp ứng được sự phát triển và mở rộng không ngừng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp vừa và lớn ở Việt Nam hiện nay đã nhìn nhận được vai trò của Data Center (trung tâm dữ liệu) và xem nó như 1 trái tim trong môi trường IT của doanh nghiệp mình.
Đặc biệt trong quá trình kinh doanh thì nó là ưu tiên hàng đầu và không thể thiếu. Vì vậy việc xây dựng hạ tầng mạng đảm bảo tạo ra trung tâm dữ liệu tốt và đáp ứng được đúng với quy mô doanh nghiệp là một vấn đề tiên quyết cho sự phát triển của doanh nghiệp đó.
Đảm bảo các vấn đề về bảo mật
Tổ chức, doanh nghiệp càng phát triển thì hệ thống mạng của họ càng được mở rộng và kết nối với nhiều hệ thống mạng của các tổ chức khác. Vì vậy, hệ thống mạng của họ càng có nguy cơ bị xâm nhập bất hợp pháp từ bất kỳ vị trí nào trên thế giới. Tổ chức hay doanh nghiệp càng chú trọng đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng mạng tốt thì sẽ càng đảm bảo được an toàn thông tin và chống lại các truy cập bất hợp pháp từ Internet.
Một vấn đề bảo mật cần được quan tâm khác đó là virus máy tính. Khi mà máy tính hoạt động độc lập không tham gia vào bất cứ hệ thống mạng nào thì virus cũng chỉ ảnh hưởng đến 1 mình nó. Tuy nhiên hiện nay, các hệ thống mạng phát triển nhanh chóng và được áp dụng ở hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp. Vì thế nếu 1 máy tính bị nhiễm virus thì rất có thể sẽ làm cho các máy tính còn lại bị nhiễm theo. Hạ tầng mạng được xây dựng tốt và bảo đảm có thể hạn chế phần lớn vấn đề này.
Hiệu quả đầu tư
Việc đầu tư những thiết bị tạo nên hạ tầng mạng tốt đáp ứng được nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp ngay từ đầu là một việc làm thông minh và hiệu quả. Doanh nghiệp cần tính toán chính xác vấn đề này để tiết kiệm được đầu tư và khả năng sinh lãi sau đầu tư (ROI). Nó càng có ý nghĩa đối với Scalability (khả năng mở rộng). Đầu tư đúng vào các thiết bị hạ tầng mạng ngay từ đầu sẽ giúp doanh nghiệp nâng cấp thiết bị hiện tại trong tương lai mà không cần phải mua thêm bất kỳ một thiết bị mới nào khác.
Các yếu tố khi xây dựng hệ thống mạng
Để hệ thống mạng được tối ưu và phát huy hết vai trò của nó thì trước tiên phải xây dựng hạ tầng mạng tốt và phù hợp với tổ chức, doanh nghiệp của mình. Từ đó giúp cho công việc của tổ chức, doanh nghiệp ít hoặc không bị gián đoạn. Dưới đây là 5 yếu tố quan trọng nhất khi xây dựng hệ thống mạng.
Thiết kế hạ tầng mạng
Ngay từ đầu thì hạ tầng mạng phải được thiết kế cẩn thận, tỉ mỉ sao cho phù hợp với quy mô tổ chức doanh nghiệp mình. Việc tính toán chính xác sẽ giúp giảm thiểu sự trục trặc của hệ thống sau này. Nếu tính toán không kỹ lưỡng thì doanh nghiệp rất có khả năng phải mất nhiều thời gian và tiền bạc cho việc khắc phục, bảo trì hệ thống khi nó hoạt động không ổn định trong tương lai.
Đường truyền mạng
Tổ chức, doanh nghiệp cần phải đầu tư vào hệ thống đường truyền Internet có băng thông lớn để giúp cho việc kết nối mạng ra bên ngoài ổn định và mạnh mẽ. Ngoài ra, việc này còn phụ thuộc vào nhu cầu cũng như số lượng của người sử dụng nên cần chọn gói băng thông phù hợp nhất sao cho vừa hoạt động hiệu quả vừa không gây lãng phí.
Đối với các yêu cầu băng thông lớn hoặc tăng giảm linh hoạt khi sử dụng dịch vụ thuê ngoài như máy chủ, lưu trữ, một nhà cung cấp như RVC có thể cung cấp tổng lượng băng thông tới 1Gbps, cho phép đáp ứng gần như tất cả các yêu cầu về cấu hình hệ thống cũng như độ uptime lên tới hơn 99,99%. Đường truyền ổn định cũng là yếu tố giúp tốc độ kết nối nhanh và liền mạch trong các tình huống cần truy xuất lượng dữ liệu lớn.
Thiết bị vật tư
Để hệ thống mạng hoạt động trơn tru và mạnh mẽ thì cần phải chọn các thiết bị hạ tầng mạng như modem, router wifi, switch… thích hợp. Đối với mô hình hơn 10 người sử dụng thì bạn không nên dùng router wifi mặc định do nhà mạng cung cấp bởi vì phần lớn chúng được thiết kế dành cho gia đình với số lượng người dùng bị hạn chế. Thay vào đó, hãy sử dụng những thiết bị chuyên dụng cho tổ chức doanh nghiệp lớn và có uy tín trên thị trường hiện nay. Có thể lấy ví dụ như thiết bị từ các hãng Cisco, Draytek, Mikrotik,…
Thi công mạng nội bộ (LAN)
Nếu bạn đang xây dựng hạ tầng mạng cho hệ thống mạng LAN (mạng cục bộ) thì chất lượng và phương pháp lắp đặt bảo quản của dây tín hiệu đóng vai trò rất quan trọng trong việc vận hành và chia sẻ dữ liệu. Tín hiệu có thể bị giảm sút nghiêm trọng chỉ vì một vài lỗi rất nhỏ như đi dây qua vật nhọn hoặc đi dây nổi bên ngoài.
Giải pháp là khi bắt đầu đi dây tín hiệu thuộc hạ tầng mạng thì chúng ta nên kiểm tra trước đường đi của nó 1 cách kỹ lưỡng. Nếu có các vật cản hoặc vật sắc nhọn thì phải dọn dẹp triệt để. Ngoài ra thì dây tín hiệu cũng nên được đi âm tường hoặc chôn dưới sàn hoặc đi trong ống hay nệp điện,…Đối với dây cáp mạng thì để tăng tính ổn định nên đi trực tiếp vào máy tính cá nhân bởi vì các thiết bị wifi dễ bị treo khi hoạt động bị quá tải.
Quản lý trung tâm
Khi dây tín hiệu được lắp đặt xong thì sẽ tập trung tại 1 điểm cố định được gọi là tủ mạng quản lý trung tâm. Đây là nơi quản lý các thiết bị thuộc hạ tầng mạng chính như là modem, router, switch, UPS…Tủ quản lý trung tâm này được ví như não bộ của cả hệ thống mạng nên việc dọn dẹp và đấu nối các dây tín hiệu ở đây rất quan trọng. Khi thực hiện việc này cần phải lưu ý một số điểm sau đây:
1. Dây cáp mạng phải được đánh dấu một cách dễ hiểu để thuận tiện cho việc bảo trì về sau. Với số lượng dây cáp nhiều thì bạn không thể nào biết được vị trí chính xác của từng dây, vì thế tốt nhất là dán nhãn chúng để giúp việc cắm rút hay di chuyển an toàn và dễ dàng hơn. Trong trường hợp đổi người quản lý hạ tầng mạng mới thì họ sẽ dễ dàng vận hành hệ thống hơn nhờ các nhãn dán này.
2. Để rút ngắn thời gian và đơn giản hóa quá trình cắm rút dây cáp và các thiết bị bên trong tủ quản lý trung tâm thì cần sắp xếp chúng 1 cách gọn gàng và khoa học.
3. Các thiết bị của hạ tầng mạng bên ngoài như là wifi, camera, switch… nên được đi chung 1 đường dây điện và quy về cùng 1 trung tâm. Việc này sẽ giúp chúng ta ngắt nguồn điện từ trung tâm mà không cần phải tới tận nơi lắp thiết bị để ngắt nếu như xảy ra những hiện tượng như bị treo thiết bị vì quá nóng hoặc là những sự cố liên quan khác…Ngoài ra để bảo vệ các thiết bị mạng khi điện bị ngắt đột ngột và gia tăng tính an toàn cho cả hệ thống mạng thì bạn nên sử dụng bộ lưu điện như UPS chẳng hạn.
Quản lý cơ sở hạ tầng mạng cần đảm bảo
Khả năng mở rộng
Cơ sở hạ tầng mạng cần phải có khả năng mở rộng. Đây là vấn đề then chốt phải được tính toán ngay từ đầu khi thiết lập hệ thống. Lý do là vì trong tương lai khi mà tổ chức hoặc doanh nghiệp phát triển thì lượng người dùng chắc chắn sẽ tăng theo. Khi đó cơ sở hạ tầng mạng phải có khả năng mở rộng để đáp ứng được số lượng người dùng mới mà không gây ảnh hưởng gì đến các dịch vụ của người dùng cũ trước đây.
Khả năng hoạt động 100% thời gian
Ngoài việc thiết lập hệ thống mạng ổn định và tin cậy thì 1 yếu tố cũng không kém phần quan trọng là nó phải có khả năng hoạt động 100% thời gian (24/7) để có thể phục vụ cho người dùng hoặc khách hàng bất cứ khi nào họ mong muốn.
Đảm bảo an ninh
Trong quá trình thiết kế hệ thống mạng thì cần phải tính toán lắp đặt các thiết bị an ninh ở những điểm then chốt của cả cơ sở hạ tầng mạng. Đặc biệt là chúng nên được lắp đặt trong quá trình thiết kế hệ thống, tránh việc phải thêm vào khi hệ thống đã hoàn tất để bảo vệ an toàn cho nguồn tài nguyên mạng của tổ chức hoặc doanh nghiệp mình.
Khả năng quản lý
Để có thể xử lý và khắc phục khi xảy ra sự cố một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất thì cơ sở hạ tầng mạng phải được thiết kế sao cho phù hợp với việc quản lý và hỗ trợ một cách thường xuyên.
Sở hữu hạ tầng mạnh mẽ giúp vận hành trơn tru toàn bộ hệ thống VCCorp với hàng trăm website tin tức lớn nhỏ, trong đó có nhiều trang thuộc top đầu lưu lượng (Kênh 14, CafeF, Cafebiz, GenK…) và rất nhiều dự án nội bộ, những yêu cầu về mở rộng tức thì, sẵn sàng 24/7, an ninh tối đa (phòng security riêng) là những yếu tố bắt buộc RVC Cloud cần đảm bảo. Hơn 3000 đối tác, khách hàng doanh nghiệp và hơn 80,000 người dùng cá nhân hiện cũng đang trải nghiệm hệ thống hạ tầng RVC Cloud linh hoạt, ổn định, kiên cố.
Hạ tầng mạng gồm những gì?
Như đã đề cập ở đầu bài, hạ tầng mạng viễn thông được cấu thành từ nhiều thiết bị và thành phần khác nhau. Mỗi thiết bị, bộ phận đều đảm nhiệm những vai trò quan trọng khác nhau và không thể thay thế. Dưới đây là tập hợp các thiết bị và bộ phận trong hạ tầng mạng viễn thông cơ bản như sau:
Thiết bị mạng cơ bản
Bộ phận thiết bị mạng cơ bản của hạ tầng mạng sẽ bao gồm hệ thống các máy tính được kết nối với nhau thông qua mạng LAN hay mạng WAN dựa trên hệ thống cáp mạng và hệ thống các thiết bị đấu nối như: Router, Switch Cisco, Hub…
Hệ thống máy chủ, máy trạm
Hệ thống máy chủ, máy trạm của cơ sở hạ tầng mạng thường được đặt ở nhiều nơi khác nhau. Chúng có nhiệm vụ giúp cho thông tin trong hệ thống mạng được an toàn và phòng tránh những rủi ro thông tin một khi có máy chủ nào đó xảy ra sự cố.
Hệ thống lưu trữ dữ liệu
Trong hạ tầng mạng viễn thông thì hệ thống lưu trữ dữ liệu đóng 1 vai trò cực kỳ quan trọng. Lượng thông tin khổng lồ của hệ thống mạng sẽ được lưu trữ tại đây với nhiều dạng lưu trữ dữ liệu như: DAS, NAS, SAN, iSCSI SAN …Nó có khả năng lưu trữ toàn bộ dữ liệu của các máy tính, thiết bị của hạ tầng mạng và được ví như là kho dữ liệu của hệ thống mạng
Hệ thống quản trị mạng
Hệ thống quản trị mạng là 1 thành phần quan trọng không thể thiếu trong cơ sở hạ tầng mạng. Nó có nhiệm vụ quản trị và kiểm soát hoạt động của toàn bộ các thiết bị cũng như hoạt động của toàn hệ thống mạng viễn thông. Ngoài ra nó còn có chức năng quản lý mạng thông tin, quản trị hệ thống máy trạm, hệ thống máy chủ, quản trị phần cứng, phần mềm của cả cơ sở hạ tầng mạng.
Hạ tầng mạng
Để phục vụ cho những nhu cầu hay những mục đích của hệ thống hạ tầng mạng thông tin thì cần xây dựng những công trình liên quan đến cơ sở hạ tầng mạng như đường xá, giao thông, trạm viễn thông…
Trên thị trường hiện nay, đang có rất nhiều công ty chuyên cung cấp các dịch vụ thiết kế và lắp đặt hạ tầng mạng. Vì vậy, việc xây dựng và phát triển 1 hệ thống mạng cho tổ chức hoặc doanh nghiệp của mình đã không còn là vấn đề quá khó khăn.
Không chỉ có hạ tầng thiết bị, mạnh mẽ, ổn định và bảo mật, RVC còn sở hữu thế mạnh con người với đội ngũ kỹ sư, chuyên gia dày dạn về hệ thống mạng, lập trình, an toàn thông tin… đã hỗ trợ, tư vấn, triển khai mô hình phù hợp và hiệu quả cho rất nhiều doanh nghiệp.
RVC hiện là đối tác của nhiều doanh nghiệp lớn như: Vingroup, VTV, Thu Cúc, Ahamove, VNtrip, Sapo, SSI…